Cơ duyên để trở thành người đầu tiên thử nghiệm Internet
Ông Trần Bá Thái kể rằng: "Thời kỳ đất nước bắt đầu mở cửa những năm 90, lúc đó một số lĩnh vực ít được tiếp xúc hơn nhưng Viện Khoa học Việt Nam đã có sự hợp tác quốc tế tương đối tốt. Thời kỳ đó chúng tôi có điều kiện thuận lợi hơn rất nhiều so với các nơi khác vì nhiều cán bộ của Viện được đào tạo ở Đông Âu và Tây Âu từ những năm trước đó. Vì vậy, khi mở cửa, Viện Khoa học Việt Nam đã có hợp tác quốc tế mạnh mẽ nhất, trong lúc các ngành khác thì vấn đề này bị hạn chế". Đây là lợi thế dẫn đến "cơ duyên" cho ông Thái trở thành người tiên phong nghiên cứu về Internet tại Việt Nam.
“Năm 1991 diễn ra cuộc họp quốc tế đầu tiên về Internet ở Châu Âu, chúng tôi không được tham dự. Nhưng cuộc họp về Internet quốc tế lần 2 ở Kobe (Nhật) cùng năm đó chúng tôi may mắn được tham gia. Thời kỳ này, Internet mới dừng lại ở trong giới khoa học và một số trường đại học của Mỹ và Châu Âu. Ban đầu chúng tôi nhìn nhận Internet như là hướng khoa học để tìm hiểu. Cũng trong năm 1991, chúng tôi đã được thử nghiệm Internet với một trường đại học của Đức trong khuôn khổ dự án của UNDP. Chúng tôi làm những bước đầu tiên của xây dựng hạ tầng Internet như xây dựng account ở tại mạng của trường đại học này và thử nghiệm các công nghệ cơ bản. Lúc đó, chưa có tên miền Việt Nam nhưng đã phải thử nghiệm email trên máy chủ của trường đại học Đức, dựa trên công nghệ nền của Unix (thực chất là công nghệ của Internet sau này). Vì chưa có modem như bây giờ nên việc kết nối Internet tốc độ rất chậm chỉ khoảng 600 - 1200bit/s (tương đương với 1.2 Kbps). Khi thử nghiệm với Đức, chúng tôi chưa làm được vì dự án Internet nên chưa có khoản ngân sách nào chi cho việc này. Vì vậy, tiền đề tài của tôi nghiên cứu từ các dự án khác gom góp được hơn chục triệu đem "nướng" hết vào nghiên cứu nối thử Internet đi Đức trong vòng 1 tuần. Sau đó hết kinh phí nên việc nghiên cứu Internet dừng lại ở đây để tiếp tục tìm kiếm nguồn kinh phí khác”, ông Trần Bá Thái nói.
Đến năm 1992, ông Thái đã kết nối với một nhóm nghiên cứu của Trường Đại học Quốc gia Úc nên việc thử nghiệm này được khởi động lại. Ban đầu, không có khái niệm mã nguồn mở nhưng NetNam mua phần mềm Shareware có mã nguồn về tự phát triển cho chạy trên Dos nối với máy chủ Unix của Trường đại Học Quốc gia Úc để tạo phần mềm cho người sử dụng cuối cùng.
Email đầu tiên ông Thái thử nghiệm với một người Úc chưa gặp mặt mà chỉ nói chuyện qua điện thoại. Người này nói tiếng Anh - Úc nên hơi khó nghe nên việc trao đổi phải chuyển qua bằng fax. Để trao đổi thông tin, ông Thái phải chạy ra Bưu điện Hùng Vương để gửi fax nhưng lúc đó giá cước rất đắt.
“Chúng tôi tập trung tạo account và thử nghiệm với tên miền của Úc vì Việt Nam chưa đăng ký tên miền. Địa chỉ email đầu tiên là [email protected]. Cùng thời gian đó, chúng tôi đã tạo địa chỉ email cho một số người sử dụng. Nhưng mỗi lần nhận được email gửi tới cho những người này, chúng tôi phải in ra mà mang đến tận nơi cho họ vì thời đó rất ít người có modem để nối mạng. Một điều rất thú vị là những người thử nghiệm email đầu tiên tại Việt Nam lại là những người liên quan đến xã hội và có nhu cầu giao lưu quốc tế chứ không phải là những nhà khoa học tự nhiên. Những người thử nghiệm email đầu tiên là Giáo sư Sử học Phan Huy Lê, Giáo sư Điểu học Võ Quý, Ủy ban Chất độc Da cam, Khoa Sinh học Đại Học Tổng hợp Hà Nội… Ở thời đó, việc lắp thêm một máy điện thoại hay lắp modem mà bị Bưu điện phát hiện ra sẽ bị phạt. Giáo sư Sử học Phan Huy Lê bị phạt bởi lắp thêm modem mà không xin phép. Cũng trong thời gian đó, khi chúng tôi thử nghiệm Internet với Trường đại học Quốc gia Úc do việc kết nối đi quốc tế rất khó khăn và đắt đỏ nên hãng Tesltra đồng ý tài trợ cho Viện CNTT (nằm trong Viện Khoa học Việt Nam) một đường kết nối trực tiếp. Nhưng sau đó sự hỗ trợ của Tesltra không thành vì một số ý kiến phản đối”, ông Thái nhớ lại.
" alt=""/>Sếp cũ NetNam kể chuyện lập email đầu tiên cho nguyên Thủ tướng Võ Văn KiệtTrong buổi báo cáo tổng kết của Qualcomm năm 2016 diễn ra tại TP.HCM sáng 10/1, ông Thiều Phương Nam cho biết Qualcomm đang giúp tất cả các bên trong việc triển khai mạng 4G tại Việt Nam, bao gồm nhà hoạch định chính sách, mạng di động, nhà sản xuất thiết bị lẫn nhà làm nội dung.
Đối với các nhà làm chính sách, Qualcomm đang tư vấn nhiều vấn đề, chẳng hạn phải cung cấp thêm băng thông cho mạng 4G, và cả 5G sắp tới nhằm bảo đảm tốc độ kết nối tối ưu. Trong đó, có thể dành giải tần số 2.300MHz-2.600MHz cho dịch vụ mạng tốc độ cao.
Đối với các nhà mạng, bên cạnh việc cần tối ưu 4G để tiết kiệm pin cho smartphone như đã nói ở trên, ông Nam cho biết cũng đang tư vấn làm sao để người dùng chấp nhận sử dụng mạng 4G, và chuyển đổi nhiều người đang dùng từ 2G lên 4G. Vì mạng 4G, vốn được các nhà mạng đầu tư hàng tỷ USD, cần được tận dụng tối ưu trong quá trình triển khai.
Cùng với việc tất cả các mạng đang đồng loạt triển khai mạng LTE tại nhiều thành phố lớn, các smartphone sử dụng được 4G cũng đang được bán rộng rãi tại Việt Nam. Năm 2015, tỷ lệ smartphone dùng 4G chỉ ở mức 15% so với tổng smartphone toàn thị trường, nhưng đến năm 2016, tỷ lệ này lên đến 65%. Thêm vào đó, theo ông Nam, nhiều smartphone dưới 2 triệu đồng hiện nay tại Việt Nam cũng đã được hỗ trợ 4G.
Có mặt trong sự kiện sáng 10/1, ông Patrick Tsie - Giám đốc cấp cao phụ trách tiếp thị công nghệ Qualcomm – cũng giới thiệu về vi xử lý Snapdragon mới nhất của hãng. Ông Patrick cho biết vi xử lý mới sẽ được tích hợp trên nhiều dòng smartphone cao cấp sắp ra mắt thời gian tới.
Chipset Snapdragon 835 sử dụng công nghệ 10nm - vi xử lý đầu tiên dùng công nghệ này. Chipset mới của Qualcomm không chỉ dùng cho smartphone mà có thể dùng cho các thiết bị VR, ô tô, máy tính Windows.
" alt=""/>Kết nối 4G ở Việt Nam dễ gây hao pin smartphone, vì sao?UBND TP Cần Thơ vừa ban hành văn bản số 4100/UBND-NC liên quan đến hoạt động quản lý tàu bay không người lái, các phương tiện bay siêu nhẹ.
Theo nội dung văn bản này, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ giao cho Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Quân sự thành phố chủ trì, phối hợp với Giám đốc Công an thành phố, Giám đốc Sở TT&TT, Chủ tịch UBND các quận, huyện, Thủ trưởng các cơ quan liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động quản lý tàu bay không người lái, các phương tiện bay siêu nhẹ. Căn cứ theo các quy định tại Nghị định số 36/2008/NĐ-CP của Chính phủ, Thông tư số 35/2017/TT-BQP của Bộ Quốc phòng quy định tiêu chuẩn đủ điều kiện bay, tiêu chuẩn, thủ tục cấp giấy phép cho thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang thiết bị của tàu bay không người lái và phương tiện bay siêu nhẹ. Trong đó, chú trọng phổ biến trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khi tổ chức hoạt động bay, các hành vi nghiêm cấm khi khai thác, sử dụng tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ.
" alt=""/>Cần Thơ: Siết chặt quản lý tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ